Kinh nghiệm cho thợ học sơn đồ gỗ nội thất, sơn pu, sơn bệt

Chào các bạn, kinh nghiệm mỗi nghành nghề mỗi khác, mỗi thợ một khác và phần chia sẻ kinh nghiệm cho thợ học sơn nội thất không được mấy ai chia sẻ. Điều đó cũng dễ hiểu thôi khi bắt tay vào lĩnh vực sản xuất nội thất tôi mới thấy được 1 điều rằng hầu hết các thợ sơn nội thất tốt đều rất ít chia sẻ và đào tạo. Đây cũng chính là tình trạng chung của người Việt chúng ta, ích kỉ, đố kị…. và rất nhiều tật xấu khác. Chính vì vậy, để phá bỏ được những thứ này tôi xin được chia sẻ với các bạn kinh nghiệm của tôi trong lĩnh vực sơn. Tôi cũng chỉ là người mới vào nghề, tuy rằng không phải là thợ sơn chính tuy nhiên bằng chút ít kiến thức cũng như kinh nghiệm của mình trên tinh thần chia sẻ để mọi người cùng học hỏi nên bài viết có gì thiếu xót mong các bạn thông cảm và đóng góp nhé. Trước hết chúng ta hãy phân loại sơn dành cho thợ học sơn nội thất trước để các bạn có cái nhìn tổng quát nhất về lĩnh vực này nhé:

  • Sơn PU
  • Sơn bệt
  • Sơn vecni
Mẫu tủ bếp sơn bệt và sơn PU
Mẫu tủ bếp sơn bệt và sơn PU

Đây là mẫu tủ bếp thùng bằng gỗ venner óc chó sơn PU, mặt cánh sơn bệt màu trắng bằng sơn G8

1. Sơn PU là gì, cách sử dụng ra sao.

Sơn PU: Pu là từ viết tắt của từ (Polyurethane) đây là một loại Polymer bao gồm các đơn vị hữu cơ liên kết với urethane. Trong khi hầu hết các Polyurethane là các Polyme nhiệt rắn không tan chảy khi nóng hoặc có các dạng ở thể lỏng. Polyurethane, trong đó các nhóm urethane –NH– (C = O) –O– liên kết các đơn vị phân tử. PU được ứng dụng khá nhiều như xốp, bọt, foam chống nóng và trong phần sơn được ứng dụng làm sơn bảo vệ nội thất. Trong phần sơn Pu chúng ta lại chia ra làm 3 công đoạn bao gồm các công đoạn sau:

  • Sơn lót
  • Sơn phủ
  • Sơn bóng
Cách pha sơn PU
Cách pha sơn PU

Sơn lót:

Sơn lót chính là cách làm nền hay để làm cho bề mặt gỗ nhẵn hơn, điều đó tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng chúng ta có thể đưa ra biện pháp để làm cho phù hợp với nhu cầu của mỗi khách hàng nhé. Các bạn có thể tham khảo công thức pha chế lót như ở bảng trên nhé. Trong đó bao gồm pha lót, sơn phủ và phủ bóng. Trong đó đơn vị tính là tính bằng gram (g) nhé các bạn. Tùy thuộc vào yêu cầu nếu các bạn làm kĩ và yêu cầu cao chúng ta có thể lót 2 -3 lần để đảm bảo chất lượng hơn nhé.

Sơn phủ:

Phần sơn phủ hơi khác một chút, nếu khách hàng yêu cầu sơn phủ bảo vệ và giữ nguyên màu của gỗ chúng ta không cần phải pha thêm tinh màu, còn nếu chủ nhà thích các loại màu khác chúng ta có thể sử dụng tinh màu pha trộn để ra được sản phẩm theo yêu cầu. Bảng tinh màu chỉ có các màu cơ bản mà thôi, chính vì vậy để pha được màu theo ý muốn chúng ta phải am hiểu thêm về màu để tự pha chế. Nếu bạn không biết có thể lên tới số 3 – Hàng Hòm, cửa hàng này có thể pha cho các bạn nhé.

Sơn bóng:

Đây là giai đoạn sau khi hoàn thiện chúng ta có thể phủ một lớp bóng lên bề mặt để sản phẩm nhìn bóng bẩy hơn, có một vài cách làm khác nhau như pha bóng trực tiếp vào sơn để, thông thường thì trong sơn phủ đã có thành phần bóng rồi nhé.

2. Sơn bệt

Sơn bệt chính là sơn công nghiệp và có một vài cách gọi khác nhau tại Hà Nội chúng ta thường gọi tên quen thuộc chính là sơn bệt. Về các công đoạn cũng bao gồm các công đoạn như sau:

  • Bả
  • Sơn lót
  • Sơn phủ

Bả gỗ:

Đây là cách mông má hay sửa chữa các lỗi nhỏ trong giai đoạn sản xuất để tạo nên một sản phẩm đẹp, phẳng về bề mặt trước khi đưa vào sơn lót. Thành phần của bả gỗ sẽ bao gồm lót LC và bột đá chuyên dụng để ba, chỉ cần pha cho thật dẻo để có thể làm tốt nhất.

Sơn lót:

Thành phần sơn lót này cũng giống thành phần sơn phủ nhưng khác 1 điều chính là sơn lót sẽ được thay thế bằng sơn trắng mà thôi. Chúng ta có công thức sơn lót như sau: Sơn lót 308: chất làm cứng: xăng = 300g:400g:1000g Nếu các bạn muốn sản phẩm đẹp hơn chúng ta có thể lót từ 2-3 lần giống như sơn PU, nếu bạn lót 1 lần các bạn có thể phủ dày hơn nhé.

Sơn phủ:

Sơn phủ chúng ta cũng pha giống sơn lót thành phần lót 308 sẽ được thay thế bằng sơn màu theo yêu cầu. Tỷ lệ pha sơn phủ công nghiệp như sau: Sơn màu: chất làm cứng: xăng = 300g:400g:1000g Trong vài trường hợp khách hàng yêu cầu màu khác các bạn có thể lựa chọn các màu để pha chế ra màu theo yêu cầu của khách hàng nhé.

Sơn vecni:

Phần sơn vecni này mình chưa làm nên không biết giới thiệu với các bạn thế nào, mong các bạn thông cảm nhé. Như vậy là phần giới thiệu

Bài viết liên quan

50 mẫu tranh trang trí treo tường đẹp hiện đại

Những bức tranh trang trí treo tường giờ đây không chỉ đơn thuần phục vụ mục đích ngắm nhìn, thưởng thức nghệ thuật mà nó [...]

Nội thất mây tre đan – xu hướng mua sắm hiện đại

Những năm trở lại đây, các sản phẩm nội thất mây tre đan được nhiều gia đình lựa chọn. Nhờ vào đặc điểm dẻo dai [...]

Vải nỉ và ứng dụng trong trang trí nội thất

Vải nỉ là một trong những chất liệu được ứng dụng rộng rãi trong ngành may mặc, thiết kế nội thất,… Với những ưu điểm [...]

15 phong cách thiết kế nội thất đẹp hiện nay

Phong cách thiết kế nội thất không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng không gian sống mà nó còn thể hiện cá tính riêng biệt [...]

30+ mẫu thảm trải sàn đẹp cho mọi không gian

Những mẫu thảm trải sàn đẹp hiện nay được rất nhiều gia đình ưa chuộng vì ngoài công dụng giữ ấm, thảm còn làm tăng [...]

20 mẫu thiết kế trần nhà đẹp được ưa chuộng

Đầu tư thiết kế trần nhà đẹp không chỉ làm tăng giá trị thẩm mỹ cho không gian sống mà nó còn có khả năng [...]