Chào các bạn, mình rất vui khi bạn đã đọc bài viết này của mình. Mình cũng đã tính viết lâu rồi nhưng đến hôm nay mới rảnh rỗi để chia sẻ với các bạn được. Khi bạn đọc được những dòng chữ này thì bạn cũng đã có ý định mở xưởng để làm riêng phải không? Tôi cũng đã và đang làm xưởng tính từ thời điểm làm xưởng đến bây giờ đã được gần 2 năm rồi. Đầu năm 2018 tôi bắt đầu làm xưởng sản xuất gỗ công nghiệp và rất may đã bám trụ được đến bây giờ. Tuy nhiên hào quang không phải chỉ đơn giản là vẻ bề ngoài mà nó còn được trả giá bằng rất nhiều xương máu của bạn. Hãy cùng tôi chia sẻ những khó khăn vất vả khi bắt đầu làm xưởng gỗ nhé.
Có nên làm xưởng gỗ không?
Để tiếp tục cho câu truyện tôi vẫn muốn hỏi lại bạn câu hỏi này, đó chính là có nên làm xưởng gỗ không? Lí do bạn làm xưởng gỗ là gì? Tôi làm xưởng gỗ với lí do dịch vụ của các đối tác cung cấp cho tôi không tốt. Có một lần tôi đã thi công nội thất cho căn nhà phố 3 tầng có địa chỉ là 40 – Chương Dương Độ. Nhà thầu phụ nhận hàng nhưng hẹn tới ngày lắp đặt nhiều lần và cuối cùng là chốt tới 1 ngày cụ thể. Tuy nhiên đến ngày lắp đặt thì tới tận 12h đêm mới chuyển ra đến nơi. Tuy nhiên khi chuyển hết đồ lên thì lại nói là thiếu cái nọ thiếu cái kia. Chủ nhà đã rất kiềm chế và chửi ngay vào mặt tôi, bắt chúng tôi phải chuyển đồ về và sáng mai 8h phải có mặt tại công trình. Cái câu truyện này không phải chỉ diễn ra có một lần mà câu truyện tôi kể chỉ là lần cuối cùng mà thôi. Hôm đó tới tận 2h30 phút sáng tôi mới về tới nhà, nghĩ tới việc đó tôi cảm thấy rất ức chế và quyết định sang năm sẽ bắt đầu làm xưởng riêng. Dù biết rằng sẽ có rất nhiều khó khăn và vất vả tuy nhiên tôi không thể để tình trạng đó có thể tái diễn thêm lần nữa. Đây chính là lí do mà tôi quyết định mở xưởng để đi thi công nội thất, còn các bạn thì sao? Mục đích mở xưởng của mình là gì?
Nên mua thanh lí lại xưởng, không nên làm mới
Nếu các bạn xây dựng xưởng mới thì chi phí có thể gấp 1.5 và có thể tới 2 lần so với việc bạn đi mua xưởng cũ. Lí do chính là khi làm xưởng mới có rất nhiều thứ chúng ta cần phải mua sắm, từ cái to cho tới cái nhỏ nhất. Các bạn phải ngồi cộng lại thì mới biết được là nhiều như thế nào, chưa kể chi phí sửa chữa các thứ cho phù hợp với nhu cầu của bạn cũng tốn kém một khoản rất lớn.
Mua thanh lí chúng ta cần phải chú ý tới phần máy móc, cần phải kiểm tra được phần máy móc để xem máy còn khấu hao được bao nhiêu năm cho phù hợp. Nếu máy đã quá cũ mà mua rất dễ bị hỏng hóc tốn kém chi phí và mất rất nhiều thời gian cho các bạn.
Tìm hiểu thông tin về cách mở xưởng
Để mở được xưởng thì cần rất nhiều các thông tin, tôi cũng đã đi tìm hiểu những nói chung không phải chuyên nghành của mình cho nên cũng có rất nhiều khó khăn. Nếu bạn là thợ mộc thì tôi nói rằng bạn sẽ có nhiều lợi thế, còn nếu bạn như tôi không phải thợ mộc mà chỉ là 1 kiến trúc sư thì sẽ có rất nhiều khó khăn. Cũng may là tôi đi thi công nhiều năm nên cũng biết được một chút vốn liếng nên cũng đỡ vất vả hơn là các bạn nào tay trắng chưa có chút kiến thức gì. (Vốn liếng là kinh nghiệm và tri thức nhé)
Công cuộc bắt đầu cho việc mở xưởng
Tìm thợ mộc như thế nào để làm
Ban đầu để quyết định mở xưởng hay không tôi đã phải bắt đầu đi tìm thợ trước. Phải tìm được 1,2 thợ rồi mới có thể bắt đầu làm xưởng được. Lời khuyên dành cho các bạn là nên tìm các thợ đã làm các xưởng ở Hà Nội rồi, không nên tuyển thợ mộc ở quê. Lí do chính là ở quê người ta làm theo kiểu ở quê không giống Hà Nội và không phù hợp ở đây. Tôi được một người bạn giới thiệu cho 2 người làm xưởng. Ban đầu mình cũng không nắm rõ kĩ thuật để thi công và chủ yếu là 2 thợ đó thi công, tuy nhiên chỉ có mỗi cái nhà mà thời gian làm tới 45 ngày còn không ra đâu vào đâu. Đến ngay cả mình không biết gì về mộc mình nhìn cách người ta làm đã thấy không được rồi. Công trình đó chính tôi đã làm mất uy tín của chính mình với khách hàng và khách hàng đó cũng đã chạy mất dép. Tự nhủ trong lòng rằng xin lỗi chị thôi chứ cũng không biết phải làm sao cả.
Nếu các bạn là thợ mà có nhiều kinh nghiệm thì tôi không nói nhiều nhưng nếu các bạn như tôi thì các bạn nên tìm 1 thợ cứng để lo về vấn đề này. Nếu không có thợ cứng thì các bạn cũng sẽ vướng mắc vào như tôi thôi. Rất may là sau một tháng tôi đã tìm được 1 thợ đầu cánh quản lí xưởng cho mình, dù muộn nhưng dù sao thì vẫn còn tốt hơn là không có.
Tìm mặt bằng thuê xưởng
Ban đầu mở xưởng tôi cũng đi tìm mặt bằng mất 1-2 tháng nhưng đa phần đều là giá thuê mặt bằng rất đắt 60.000-70.000 vnđ/1m2 thuê sàn. Xưởng của tôi hiện tại thuê 330m2 và giá thuê 1 tháng là 15 triệu. Chính vì khi chưa có kinh nghiệm cho nên thuê xưởng gặp ngay một cái xưởng đã xây xong nhưng không phù hợp. Không phù hợp ở chỗ người ta làm quá nhiều cột, nhiều tường không đủ không gian để cho máy móc làm việc thoải mái và khuôn vác gỗ. Thế nên khi thuê lại chúng tôi lại mất thêm khá nhiều chi phí để quy hoạch lại xưởng. Đó là chưa kể khi bạn chưa có kinh nghiệm bạn bố trí và phân lại các phòng không hợp lí dẫn tới việc dựng lên và đập đi sửa lại. Đó cũng là một trong những vấn đề của người mới làm xưởng. Lời khuyên dành cho các bạn chính là các bạn cần phải thuê được 1 xưởng rộng, ít cột, không gian đủ thoáng để cho máy móc làm việc thoải mái.
Tìm đơn vị cung cấp máy móc
Khâu này cũng rất quan trọng nhé, nếu các bạn mua phải máy kém chất lượng thì các bạn sẽ mệt đấy. Suốt ngày chúng ta phải đối mặt với việc máy hỏng, sửa chữa mất rất nhiều thời gian.
Đối với các máy trượt, máy dán
Hiện tại tôi đã mua máy của 1 công ty tại gần cầu Thanh Trì – Hà Nội, máy trung quốc, tuy nhiên dịch vụ bảo hành cũng khá tốt, máy móc có vấn đề gì đều cho thợ đến sửa chữa, kiểm tra hoặc hướng dẫn cho thợ sửa.
Ngoài mua tại Thanh Trì tôi còn mua thêm máy tại Hữu Bằng, nếu các bạn xuống đây mua giá sẽ rẻ hơn và chất lượng máy tôi thấy tốt hơn. Đơn giản chỉ nghe tốc độ chém gió của lưỡi cưa đã thấy sự khác biệt, tốc của mô tơ cao hơn mặc dù các thông số giống nhau. Đây cũng là kinh nghiệm của tôi mặc dù không làm thợ nhưng cũng có chút kinh nghiệm.
Đối với các máy phụ
Các máy phụ tôi khuyên các bạn nên mua các máy chính hãng nhé, như năm vừa rồi xưởng của tôi làm hỏng hết 10 cái máy của Trung Quốc, mỗi máy rẻ có 500k, tính ra 1 năm là mất tới 5 triệu tiền máy khoan. Nếu các bạn mua 1 cái máy xịn của các hãng như Makita, Makec, Bosch thì tính ra còn tiết kiệm hơn rất là nhiều. Còn cần những máy phụ nào các bạn có thể tìm hiểu thêm hoặc liên hệ tôi sẽ tư vấn cho nhé.
Các khó khăn khi làm xưởng gỗ
Khi làm xưởng gỗ các bạn gặp rất nhiều khó khăn tuy nhiên khó khăn nhất trong phần làm xưởng chính là khách hàng. Nếu các bạn có máy móc ngon, các bạn có đội ngũ thợ giàu kinh nghiệm nhưng các bạn không có khách hàng thì các bạn cũng không thể duy trì được. Đây cũng là một vấn đề mà tôi cũng đang phải đối mặt, hiện tại tôi cũng có một phần khách hàng nhỏ và muốn triển khai ra được mảng khách hàng này thì đây mới là vấn đề cần phải bàn.
- Không có khách hàng
- Không có thợ làm
Không có khách hàng
Không có khách là vấn đề muôn thuở của các nghành nghề mà chúng ta phải đối mặt không riêng gì đối với xưởng gỗ mới. Vì thế tôi cũng không muốn bàn quá nhiều và chi tiết về vấn đề này.
Không có thợ làm
Khi có việc nhưng chúng ta lại đối mặt với việc không có thợ làm, nếu bạn làm thợ tôi nghĩ bạn sẽ phải bỏ nhiều công sức ra làm và lấy công làm lãi. Như vậy thì sẽ tốt hơn nhiều là việc bạn sẽ phải thuê nhân công. Nếu giá nhân công của các bạn không cao thì thợ người ta cũng không làm.
Nhìn chung có quá nhiều khó khăn mà khi chúng ta làm xưởng cần phải chú ý. Mình chia sẻ với các bạn những gì mình đã qua để các bạn có thể tham khảo nếu có ý định mở xưởng hay làm xưởng gỗ nhé.
Có thể bạn quan tâm
50 mẫu tranh trang trí treo tường đẹp hiện đại
Những bức tranh trang trí treo tường giờ đây không chỉ đơn thuần phục vụ [...]
Nội thất mây tre đan – xu hướng mua sắm hiện đại
Những năm trở lại đây, các sản phẩm nội thất mây tre đan được nhiều [...]
Vải nỉ và ứng dụng trong trang trí nội thất
Vải nỉ là một trong những chất liệu được ứng dụng rộng rãi trong ngành [...]
15 phong cách thiết kế nội thất đẹp hiện nay
Phong cách thiết kế nội thất không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng không gian [...]
30+ mẫu thảm trải sàn đẹp cho mọi không gian
Những mẫu thảm trải sàn đẹp hiện nay được rất nhiều gia đình ưa chuộng [...]
20 mẫu thiết kế trần nhà đẹp được ưa chuộng
Đầu tư thiết kế trần nhà đẹp không chỉ làm tăng giá trị thẩm mỹ [...]
10 loại đèn trang trí nội thất hiện đại sang trọng
Đèn trang trí nội thất không chỉ có tác dụng chiếu sáng cho không gian, [...]
20 mẫu phào chỉ trang trí đẹp, thông dụng nhất
Phào chỉ trang trí là một loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong [...]